Văn phòng thám tử VDT dịch vụ giám sát con cái
Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội.
Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh, tiến bộ, lành mạnh. Các tệ xã hội thường gặp là : tệ nạn ma tuý, mại dâm, đua xe trái phép …
Việc cha mẹ không giáo dục, quản lý sát sao con cái dễ dẫn đến tình trạng còn dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội, dễ bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo. Môt em học sinh ngoan, học khá giỏi bỗng dưng chán học, quay ra cãi bố mẹ, thường xuyên bỏ học, xin tiền bố mẹ nhiều hơn … Những dấu hiệu nghi ngờ con bạn đang sa vào các tệ nạn xã hội là rất rõ ràng. Trường hợp nghi ngờ con cái vướng vào tệ nạn xã hội thì phải làm sao?
1. Về phía gia đình:
Bố mẹ phải làm gương tốt trong lối sống, cách ứng xử, tránh để xảy ra xung đột trước mặt trẻ con. Nếu gia đình hoà thuận sẽ tạo cho trẻ ổn định về mặt tâm lý, hình thành nhân cách tốt cho trẻ. Không những thế, các bậc phụ huynh phải có những giải pháp đúng đắn để định hướng cho đứa trẻ ngay từ khi còn ở tuổi chưa đi học. Tức là, giáo dục cho đứa trẻ biết quan điểm của cha mẹ về cái gì ”tốt” cái gì ”xấu”.
Phải xây dựng được mối liên kết chặt chẽ của lòng tin và sự thương yêu. Tăng cường lòng tự tin, tính tự lập của đứa trẻ, không để cho chúng có cảm giác bị lệ thuộc, mất tự do bằng cách hướng cho con cái tự chọn cho mình những cái mình thích ( tất nhiên vẫn trong khuôn khổ, tức là tự do trong khuôn khổ).
Nhất là khi đứa trẻ bước sang tuổi dậy thì, bố mẹ nên quan tâm đến đời tư của con cái để hướng cho con cái cách định hướng đúng trong các mối quan hệ. Cần phải biết con mình quan hệ với ai, bạn bè tốt hay xấu.
Nên có sự qua lại giữa các phụ huynh với nhau, bằng cách làm quen với cha mẹ của bạn bè chúng để có hỗ trợ cho nhau, ngăn chặn con cái mình sa đà. Phải làm sao gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con cái mình hơn.
Song song với việc quan tâm đến con cái để kịp thời uốn nắn, ngăn chặn những thói hư tật xấu của chúng thì việc khen ngợi, khuyến khích con em mình làm những việc tốt cũng rất cần thiết vì nó sẽ tạo ra cho đứa trẻ hưng phấn và lòng tự tin, quên đi những cảm giác bị ràng buộc, mất tự do, ngăn chặn những ”bộc phát” của đứa trẻ.
Cần phải biết rằng, những đứa trẻ bỏ học khi còn nhỏ, hay không có điều kiện tiếp tục cắp sách đến trường thì nguy cơ sa vào các tệ nạ xã hội dễ dàng hơn. Vì trong khi còn học tập tại nhà trường, trẻ em sẽ có điều kiện tìm hiểu về tệ nạn xã hội. Vì lẽ đó, mọi gia đình hãy hết sức quan tâm đến sự nghiệp học tập của con em mình không để chúng bỏ học giữa chừng. Đối với những thanh niên chưa có công ăn việc làm hoặc việc làm không ổn định thì gia đình cũng vẫn cần phải tiếp tục quan tâm để động viên san sẻ những khó khăn, giúp họ vượt lên, hướng tới tương lại tốt đẹp.
Sự tác động của gia đình là một trong những yếu tố quan trọng nhất để hạn chế thanh thiếu niên sa vào các tệ nạn xã hội.
2. Về phía nhà trường và xã hội:
Cần phải tạo điều kiện cho con trẻ tham gia các tổ chức như Đội thiếu niên, nhi đồng, Đoàn thanh niên để thanh thiếu niên có điều kiện tiếp xúc, hoà nhập với nhóm bạn tốt, sống có lý tưởng. Kết hợp học tập nội khoá với tuyên truyền, giáo dục tác hại của các tệ nạ xã hội, nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu và thiết thực để thanh thiếu niên tìm hiểu và có nhận thức nghiêm túc với tệ nạn xã hội.
Với những học sinh có biểu hiện học sút, kém cần phải kết hợp với phụ huynh học sinh đó để theo dõi, ngăn chặn không cho trẻ em nhiễm thói hư tật xấu dẫn đến tệ nạ xã hội.
Nhà trường và địa phương cần tạo ra những sân chơi hợp lý, những cuộc chơi thật sự bổ ích và lý thú để lôi kéo thanh thiếu niên, tạo niềm hứng thú say mê lành mạnh cho thanh thiếu niên. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội nơi thanh thiếu niên sinh sống để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cuốn hút thanh thiếu niên không để họ bị các thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội lôi kéo.
Với những thanh niên chưa có công ăn việc làm cần có kế hoạch đào tạo, dạy nghề và bố trí công ăn việc làm để hạn chế sự tự do vô kỷ luật. Với đội ngũ này cần phải kết hợp các cơ quan đoàn thể xung quanh nơi họ đang sống để theo dõi, vận động không để họ bị ma tuý lôi kéo.
3. Giám sát con cái thường xuyên khi có biểu hiện vướng vào các tệ nạn xã hội
Cha mẹ cần “ để mắt” đến con cái có những biểu hiện vướng vào tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào học gia đình nào cũng có thời gian để giám sát con cái. Ngoài ra, việc con cái có không gian riêng tư ở bên ngoài cha mẹ cần tôn trọng. chính vì vậy, dịch vụ giám sát con cái 24/24 của Văn phòng thám tử VDT ra đời nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng khi nghi ngờ con cái vướng vào các tệ nạn xã hội.