NGHỀ THÁM TỬ: KẺ GHÉT, NGƯỜI KHEN
Trước đây, thuật ngữ “ thám tử ” dường như còn khá mới mẻ và xa lại với nhiều người Việt Nam. Người ta thường hay nghĩ không tốt về nghề này, thậm chí còn cho rằng thám tử tư là những người chuyên soi mói chuyện đời tư của người khác. Chính vì thế, cánh cửa mở ra cho ngành này hầu như không nhiều.
Vài năm trở lại đây, tại Việt Nam, dịch vụ thám tử ngày càng thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội. Sự hình thành và phát triển của ngành nghề đặc biệt này phải kể đến sự đóng góp của rất nhiều thám tử nhiệt huyết, miệt mài theo đuổi nghề, từ đó tạo ra hiệu ứng tốt trong dư luận, được báo chí ca ngợi là một nghề cần thiết cho xã hội ngày nay.
Công ty Thám tử VDT Là một trong những công ty tiên phong xây dựng và phát triển nghề thám tử tại Việt Nam, Công ty thám tử VDT Sài Gòn đã mất rất nhiều năm tìm đường và tự định hình hướng đi cho mình. Với mỗi bước đi, dù khó khăn vất vả thế nào, các thám tử của Văn phòng thám tử VDT Sài Gòn cũng không nản lòng và kiên định với con đường mình đã chọn.
Các thám tử tư chia sẻ: “Tôi chưa từng hối hận khi chọn con đường này. Tôi hạnh phúc khi tìm lại được đứa con cho một bà mẹ già sau nhiều năm bị thất lạc. Tôi vui khi bắt được kẻ lừa đảo một doanh nghiệp hàng trăm triệu đồng, và giúp cho những cặp vợ chồng quay về bên nhau trước nguy cơ tan vỡ…”.
Dù rằng, trên thực tế, vẫn còn nhiều luồng ý kiến đánh giá khác nhau về ngành nghề đặc biệt này nhưng vẫn không thể làm lung lay ý chí và sự nung nấu khát khao được sống hết mình với nghề của các thám tử.
Vậy những ai ghét nghề thám tử nói chung và người làm thám tử nói riêng ? Có lẽ đó là những người thích lối sống không lành mạnh, có hành vi vi phạm đạo đức hôn nhân gia đình… Bên cạnh đó, những người không ưa nghề thám tử có rất nhiều là đối tượng bất hảo, những thành phần bất chính chống lại cái tốt trong xã hội…
Suốt 10 năm kể từ ngày thành lập, các thám tử tư, đặc biệt là những người tiên phong cho việc thành lập nên Công ty thám tử VDT, đã từng chứng kiến và tiếp nhận rất nhiều trường hợp người chồng hoặc vợ vi phạm đạo đức hôn nhân gia đình. Có nhiều người ta sẵn sàng chà đạp lên tình yêu, tình cảm vợ chồng để phản bội người bạn đời. Kết thúc một cuộc hôn nhân là những nỗi đau dai dẳng và những tổn thương cho cả bản thân và con cái họ.
Ly hôn là kết thúc một cuộc tình và cũng là dấu chấm hết cho những tháng ngày đầu ấp tay kề. Các thám tử thấy xót xa khi nhìn hình ảnh người phụ nữ gầy rộc đỏ mắt tìm chồng sau những cuộc hoan lạc của anh ta; đau đớn thay cho người đàn ông bị vợ ôm hết tiền bỏ trốn cùng tình nhân và cũng cảm thông cho sự bất hạnh của những đứa trẻ sớm phải chịu cảnh ly tán, gia đình phân rẽ…
Tuy nhiên, bên cạnh những kẻ chê bai, bài xích nghề thám tử cũng có không ít lời khen ngợi và rất nhiều người có cái nhìn thiện cảm với nghề này. Họ ủng hộ các thám tử trong việc bảo vệ, ngăn chặn, phòng ngừa cho những gia đình có chồng hoặc vợ ngoại tình; truy tìm nghi can, xác minh đối tượng có chủ ý xấu; tìm người thất lạc…
Sự động viên của những trường hợp có trái tim rộng mở khiến các thám tử cảm thấy được an ủi phần nào, giúp họ có thêm động lực để sống với nghề.
Anh Đỗ Ngọc Anh Giám đốc công ty thám tử VDT Sài Gòn tâm sự: “Nhiều đêm, anh em thám tử chúng tôi phải thức trắng để lần ra được một đối tượng nào đó đang lẩn trốn. Để tiếp cận những mục tiêu đã định sẵn, đôi khi chúng tôi phải chấp nhận rất nhiều những khó khăn, thử thách. Khi hoàn thành xong nhiệm vụ, chúng tôi hồ hởi và phấn chấn như đang làm được việc tốt giúp ích cho đời tốt đẹp hơn”.
Những lời khen, tiếng chê với nghề thám tử ắt hẳn sẽ còn nhiều. Thế nhưng, những gì đã chọn sẽ là mục tiêu khiến các thám tử phấn đấu hết mình.