Việc xác định cha mẹ cho con được hiểu là xác định quan hệ nhân thân giữa cha, mẹ, con, là cơ sở thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các yêu cầu cấp dưỡng hay tài sản thừa kế do người chết để lại. Để tìm hiểu về thủ tục xác định cha mẹ cho con, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để được cung cấp thông tin chi tiết.
Mục Lục
Xác định cha mẹ cho con
Xác định cha mẹ cho con là định rõ một người là cha hoặc một người là mẹ cho con trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Dưới góc độ pháp lý khái niệm cha mẹ con luôn gắn liền với những sự kiện pháp lý nhất định. Quan hệ giữa cha mẹ và con về mặt pháp lý chỉ được phát sinh khi được sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tức là về mặt sinh học- xã hội có thể đạt tồn tại một quan hệ cha mẹ và con với tư cách là cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ.
Dưới góc độ pháp lý tư cách là cha mẹ đẻ con đẻ chỉ được chính thức thừa nhận thông qua những thủ tục pháp lý nhất định vì mối quan hệ này có xuất phát điểm là sự kiện sinh đẻ nhằm bảo đảm tính huyết hệ tự nhiên giữa hai thế hệ sinh ra kế tiếp nhau.
Cha đẻ, mẹ đẻ trong mối quan hệ với con là người trực tiếp sinh ra người con, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Con đẻ trong mối quan hệ với cha mẹ là người được cha mẹ sinh ra có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Khái niệm con được xác định trong một số trường hợp đặc biệt:
– Con trong giá thú là con có cha mẹ đăng ký kết hôn hợp pháp
– Con ngoài giá thú là con có cha mẹ không đăng ký kết hôn hợp pháp
Quy định về xác định cha mẹ cho con
Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc xác định cha, mẹ cho con được thực hiện như sau:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ giám định ADN – Giám định tư pháp để xác định mối quan hệ cha con, mẹ con, anh chị em trong gia đình nhé!
Người có quyền yêu cầu xác nhận cha, mẹ cho con
Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con như sau:
- Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.
- Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:
- Cha, mẹ, con, người giám hộ;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Để được tư vấn thêm về dịch vụ xác minh nhân thân hãy liên hệ ngày đến văn phòng thám tử chuyên nghiệp Hà Nội – Thám tử VDT để nhận tư vấn nhé!
Trình tự, thủ tục xác nhận cha, mẹ cho con
Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha mẹ cho con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con buộc phải làm hồ sơ khởi kiện yêu cầu tòa án xác nhận cha, mẹ, con tới Tòa án có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha, mẹ con;
- CMND, sổ hộ khẩu của các bên;
- Giấy khai sinh của người con cần xác định (bản sao chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh rằng giữa người yêu cầu và người bị yêu cầu có quan hệ cha, mẹ, con.
Sau khi nhận được đơn khởi kiện do đương sự nộp, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện xem xét và đưa ra quyết định. Nếu Tòa án quyết định thụ lý vụ án thì sẽ giải quyết theo trình tự quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự: hòa giải, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm…
Qua những chia sẻ trên nếu bạn có nhu cầu xác định cha mẹ cho con hãy liên hệ ngay đến Thám tử VDT qua hotline 094.368.2399 . Hoặc đến trực tiếp địa chỉ văn phòng tại Phòng 6, tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội để nhận tư vấn chi tiết.
XEM THÊM CHI TIẾT CÁC DỊCH VỤ
- Dịch vụ điều tra ngoại tình
- Dịch vụ xác minh nhân thân
- Dịch vụ theo dõi giám sát
- Dịch vụ điều tra đối tác – doanh nghiệp
- Dịch xác minh thông tin điện thoại – Biển số xe
- Dịch vụ giám định ADN – Giám định tư pháp