Mục Lục
Tuyển dụng nhân sự là quá trình xác định nhu cầu nhân viên mới của công ty hoặc tổ chức, sau đó tiến hành tìm kiếm, phỏng vấn và thông báo kết quả cuối cùng. Rõ ràng, nhà tuyển dụng nào cũng sẽ phải lập kế hoạch chi tiết và thực hiện đúng quy trình để đảm bảo rằng doanh nghiệp thuê được nhân viên có trình độ, sẵn sàng cam kết và gắn kết.
Quá trình tuyển dụng yêu cầu một sự đầu tư đáng kể về thời gian và năng lượng. Tuy nhiên, có một số rào cản có thể làm suy yếu nỗ lực của bạn. Dưới đây là những cạm bẫy phổ biến mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng có thể gặp phải.
Gian lận tràn lan trong tuyển dụng.
1. Không dễ tuyển dụng được nhân sự chất lượng cao
Lực lượng lao động có trình độ là những người tốt hơn lực lượng lao động trung bình. Họ thường bao gồm những nhân viên thông minh hơn, nhanh nhẹn, sáng tạo, chăm chỉ, sâu sắc hơn, nhận thức được sự cạnh tranh và tự chủ. Có thể nói, họ là những người đóng góp nhiều nhất cho môi trường làm việc hài hòa, tập trung vào trách nhiệm và độ tin cậy.
Nếu mục tiêu của nhà tuyển dụng là lực lượng lao động hiệu suất cao, chắc chắn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chọn lựa CV, mời phỏng vấn và đánh giá năng lực chuyên môn. Bạn có thể tạo danh sách để kiểm tra thường xuyêncác yếu tố này.
2. Khó khăn khi xác định thông tin trong CV của ứng viên
Ngày nay, rất nhiều ứng viên trình bày thông tin sai trong CV xin việc làm của họ. Một nghiên cứu của các chuyên gia tuyển dụng tại Mỹ cho thấy ít nhất 53% đơn xin việc có chưa thông tin không chính xác và 34% trong số đó chứa toàn những lời nói dối về trình độ giáo dục, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng.
Để đảm bảo tìm được đúng ứng viên phù hợp với nhu cầu của công ty, có một việc cơ bản nhưng vô cùng quan trọng mà nhà tuyển dụng phải làm là luôn luôn xem xét kỹ từng CV và thư xin việc mà bạn nhận được. Chỉ cần một sai sót nhỏ, bạn cũng có thể thuê phải nhân viên không đáp ứng được kỳ vọng.
3. Thông tin trong thư xin việc
Để tìm hiểu rõ hơn về các ứng viên, nhà tuyển dụng có thể xem xét, đánh giá thư xin việc của họ. Vì nhiều lý do, thư xin việc là công cụ tăng cường thông tin và giúp xác định xem ứng viên có đủ điều kiện hay không.
[
Những thông tin đề trong đơn xin việc cần đảm bảo độ chính xác cao
Khi viết thư xin việc, ứng viên cần bao gồm thông tin cụ thể: Phần liên hệ, lời chào, giới thiệu, lý do họ đủ điều kiện cho vị trí ứng tuyển, phần kết thúc và chữ ký. Cách thông tin được liệt kê và định dạng tùy thuộc vào cách gửi thư.Mục tiêu của thư xin việc là đưa ra lập luận sắc bén để chứng minh bản thân ứng viên phù hợp với công việc. Ngoài ra, thư xin việc cũng cho phép nhà tuyển dụng đánh giá khả năng trình bày thông tin và và sự chuyên nghiệp của một ứng viên cụ thể. Nếu bạn vẫn chưa biết cách viết thư xin việc ra sao thì có thể tham khảo khảo các biểu mẫu được chia sẻ trong bài viết để nhanh chóng có được công việc ưng ý.
4. Thông tin ứng viên cung cấp trong buổi phỏng vấn
Các quyết định không chính xác trong quá trình tuyển dụng nhân sự có thể làm mất thời gian của doanh nghiệp, tốn kém nguồn lực cho việc đào tạo và tổn thương tinh thần cũng như sự gắn kết của các nhân viên. May thay, không chỉ có những thông tin ứng viên chủ động cung cấp trong CV và thư xin việc, nhà tuyển dụng có thể đánh giá họ qua những nội dung họ thể hiện tại buổi phỏng vấn.
Trên thực tế, hầu hết các ứng viên đều cố gắng để được nhận vào vị trí ứng tuyển. Họ có thể sẵn sàng nói dối hoặc thể hiện những phẩm chất và kinh nghiệm mà họ nghĩ rằng nhà tuyển dụng muốn thấy. Điều này cũng có thể là do họ không hiểu rằng mục đích của một cuộc phỏng vấn là để xem liệu ứng viên và nhà tuyển dụng tiềm năng có phù hợp với nhau hay không. Là nhà tuyển dụng, bạn có thể thu thập manh mối trong các cuộc phỏng vấn, sau đó so sánh với những gì bạn đang tìm kiếm.