PV: Bộ luật dân sự nghiêm cấm việc xâm phạm đời tư và bí mật cá nhân. Vậy hoạt động thám tử có được coi là hợp pháp dù không phải là ngành nghề bị cấm kinh doanh?
Ông Đỗ Ngọc Anh, Giám đốc Công ty TNHH Cung cấp Thông tin Việt Nam: Trên cơ sở của Bộ luật dân sự, qui định vấn đề xâm phạm đời tư cá nhân. Hiện tại theo quy định pháp luật Việt Nam chưa cho phép hoạt động trong lĩnh vực thám tử, chính vì vậy công ty ra đời mang tên Công ty TNHH Cung cấp Thông tin Việt Nam.
Công ty Thám tử VDT – Cung cấp Dịch Vụ Thông tin Việt Nam
– Công ty TNHH Cung cấp Thông tin Việt Nam chuyên hoạt động trong lĩnh vực điều tra cung cấp thông tin trong lĩnh vực Hôn Nhân – Kinh Tế – Dân Sự theo luật Doanh nghiệp.
Xã hội ngày càng phát triển, công ty ra đời và hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội của người dân, của doanh nghiệp mà Nhà nước mình không cung cấp.
Ví dụ :
+ Một gia đình nào đó có người thân hoặc con cái, bỏ nhà ra đi. Vậy họ sẽ tìm đến đơn vị nào?
+ Một doanh nghiệp nào đó sản xuất một mặt hàng sản phẩm mà trên thị trường đã xuất hiện (hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng … vvv) của doanh nghiệp mình, thì doanh nghiệp đó sẽ tìm đến đâu?
+ Vợ chồng tìm hiểu về các mối quan hệ của nhau…
=> VDT ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu trên của các cá nhân hay doanh nghiệp.
PV: Nhu cầu thuê thám tử là có thật, nhưng hành lang pháp lý lại chưa rõ ràng. Vậy theo anh nhà nước nên tạo ra hành lang pháp lý bằng cách nào?
Trả lời :
Theo lời ông Đỗ Ngọc Anh thì nhu cầu tìm hiểu thông tin cũng có giới hạn pháp luật cho phép (như: cha mẹ tìm hiểu về con cái, vợ chồng tìm hiểu về các mối quan hệ của nhau, doanh nghiệp tìm hiểu kẻ làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm của mình…) là nhu cầu chính đáng, nhưng người dân, doanh nghiệp không dễ tự tìm hiểu được, và dịch vụ cung cấp thông tin ra đời như một đòi hỏi thực tế.
Từ thực tiễn hành nghề, tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần tiến hành khảo sát nhu cầu của người dân, để tìm hiểu xem khi cần biết thông tin nào đó, người dân có nhờ đến dịch vụ thám tử không, từ đó sẽ cho cơ sở có cần thiết công nhận thám tử là một nghề hay không. 13 năm một chặng đường không phải dài nhưng cũng là một khoảng thời gian đủ cho thấy dịch vụ cung cấp thông tin của công ty thám tử VDT thật sự cần thiết cho đời sống xã hội. Trong thời gian tới, tôi cho rằng, khi hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn thì nên công nhận thám tử là một nghề có điều kiện để đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân.
Sự trăn trở lớn mà Ban lãnh đạo công ty thám tử VDT đang cố gắng giải quyết các công việc của người dân, thay vì một số cơ quan chức năng không thể giải quyết và xử lý, thì vai trò của thám tử sẽ đảm nhiệm. Rất nhiều cơ quan ban ngành, báo chí đã viết về thám tử ” lề trái có, lề phải có “. Với nguyện vọng của Công ty thám tử VDT nói riêng cũng như các thám tử nói chung, mong muốn chính sách của đảng và Nhà nước thay đổi mở rộng cho lới lỏng cho hoạt động thám tử theo phương diện chính quy, Dịch vụ thám tử thực tế đã đóng góp rất nhiều công sức trong công tác hoạt động của nghề, giải quyết tình trạng lao dộng dôi dư, đóng góp nghĩa vụ cho cơ quan nhà nước. Vai trò của thám tử tư gánh đỡ phần nào trong các thủ tục về dân sự, trong các hoạt động tố tụng pháp luật Việt nam.
Nói như thế không có nghĩa là cho phép thám tử được hoạt động cung cấp thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà chỉ một số lĩnh vực nhất định như dân sự, kinh tế. Đồng thời, phải có hành lang pháp lý riêng, yêu cầu về bảo mật sử dụng thông tin như thế nào, được sử dụng biện pháp nghiệp vụ gì để thu thập thông tin … Tôi cho rằng, việc thừa nhận nghề này sẽ giúp người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng dịch vụ cung cấp thông tin tốt hơn.
Thám tử VDT – Chuyên cung cấp dịch vụ thám tử tư
PV: Bảng giá dịch vụ bên công ty anh thế nào? Chẳng hạn như theo dõi vợ hoặc chồng ngoại tình giá bao nhiêu? Theo dõi đối thủ làm ăn giá bao nhiêu…
Về chi phí nó không có sự cố định, bởi mỗi một vụ việc thám tử VDT có một phương án khác nhau. Chi phí sẽ dựa trên địa bàn thực hiện công việc, thời gian làm việc và yêu cầu của khách hàng.
Chung bình giá thuê thám tử theo dõi ngoại tình tại TP. Hà Nội mức giá thông thường là: 1.500.000 vnđ – 2.000.000 vnđ/ngày.
Giá thuê thám tử theo dõi ngoại tình ở tỉnh khác: 2.500.000 vnđ – 3.000.000 vnđ/ngày.
Đây là mức phí chung phù hợp với mọi khách hàng. Còn tùy theo yêu cầu của khách hàng, mức độ phức tạp, tính chất của sự việc và địa điểm hoạt động của vụ việc nên chi phí thuê thám tử theo dõi ngoại tình cũng sẽ thay đổi ít nhiều.
Hỏi: Muôn kinh doanh nghề thám tử hiện nay phải đáp ứng điều kiện gì, chẳng hạn như công ty của anh được coi là hợp pháp, còn hiện nay rất nhiều công ty hoạt động ngoài luồng?
Ông Đỗ Ngọc Anh trả lời:
Theo tôi được biết sau khi nghị định 108/2006 ban hành ngày 22/9, Sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cũng như các tỉnh thành đã ngừng cấp giấy phép đăng kí kinh doanh cho dịch vụ thám tử cung cấp thông tin. Theo đó, có một số dịch vụ cung cấp thông tin sau này hoạt động dựa trên tư cách cá nhân chứ không phải pháp nhân.
Hơn nữa, muốn hoạt động trong lĩnh vực thám tử, việc đầu tiên thì phải có nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp.
Nguyên tắc ở đây là chỉ hoạt động trong lĩnh vực dân sự và hoạt động trong phạm vi pháp luật cho phép. Phải bảo đảm tuyệt đối 100% bí mật thông tin về khách hàng, cũng như lưu lượng thông tin trong quá trình điều tra.
Về nhân sự làm thám tử thì yêu cầu phải am hiểu về pháp luật, có tư cách đạo đức tốt, không tiền án tiền sự, và phải trải qua quá trình học tập và đào tạo nghiệp vụ tại công ty.
PV: Có thực tế nữa là không ít trường hợp thám tử dùng thông tin thu thập được để tống tiền người bị theo dõi, ăn hai mang, tạo ra những tình huống pháp lý rất trớ trêu. Theo ông thì làm gì để ngăn chặn những việc này?
Thám tử hai mang: là những thám tử trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc sau khi kết thúc hợp đồng và nắm thông tin nhạy cảm trong tay lợi dụng nó có những hành đồng như tống tiền, đe doạ , nhận tiền cả hai bên là đối tượng và khách hàng.
Hiện nay tình trạng này chưa nhiều nhưng đã xảy ra ở một số dịch vụ là cá nhân, nhưng phần nào nó cũng ảnh hưởng tới uy tín cũng như tâm lý khách hàng khi có nhu cầu.
Một thực tế hiện nay ở Việt Nam trong hoạt động cung cấp thông tin, những dịch vụ cá nhân họ thuê văn phòng ảo, thành lập trang website, không lựa chọn và đào tạo nhân sự chính vì vậy không thể tránh khỏi việc bị lộ bí mật thông tin cũng như ảnh hưởng xấu đến khách hàng.
Vì vậy, công ty thám tử VDT khuyến cáo đến khách hàng khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ thì lên tìm hiểu thật kỹ về doanh nghiệp đó: Có tư cách pháp nhân hay không? lịch sử hình thành và phát triển? địa chỉ trụ sở có rõ ràng không? quy trình tổ chức hoạt động ra sao từ đó đảm bảo yêu tố về pháp lý cũng như nghiệp vụ.
PV: Vậy xin hỏi, Công ty thám tử VDT hoạt động có giấy phép hay không?
Vâng! Như đã nói ở trên, Công ty TNHH Cung cấp Thông tin Việt Nam được cấp phép hoạt động cung cấp thông tin trong lĩnh vực lĩnh vực Hôn Nhân – Kinh Tế – Dân Sự.
CÔNG TY TNHH CUNG CẤP THÔNG TIN VIỆT NAM
Giám đốc : ĐỖ NGỌC ANH
Trụ sở: Tầng 14.6 Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 094.368.2399
Website : www.thamtutu.com.vn – www.thamtuvdt.com