Thừa nhận nghề ” Thám tử tư ” sẽ giúp người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng dịch vụ cung cấp thông tin
P/V : Công ty TNHH cung cấp thông tin Việt Nam ( Thám tử VDT ) được thành lập ngày 01/02/2005 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp phép. Trong những năm qua, công ty thám tử VDT đã không ngừng nỗ lực xây dựng và phát triển khẳng định vị thế là một trong các công ty thám tử uy tín và có thâm niên về lĩnh vực cung cấp thông tin. Nhân dịp năm mới, Ông Đỗ Ngọc Anh Giám Đốc Công ty thám tử VDT đã dành cho PV cuộc trao đổi về định hướng hoạt động trong thời gian tới.
Được biết Công ty thám tử VDT đã được cấp phép hoạt động về lĩnh vực cung cấp thông tin. Đây là lĩnh vực khá mới mẻ và được xem là nhạy cảm. Vậy Công ty thám tử VDT đã đào tạo đội ngũ nhân viên như thế nào ?
Thám tử VDT
Thám tử VDT : Vâng, Công ty TNHH cung cấp thông tin Việt Nam ( người dân vẫn quen gọi là Công ty thám tử VDT ) là một trong hai doanh nghiệp được cấp phép dịch vụ cung cấp thông tin dân sự. Chính vì đây là hoạt động được xem là mới mẻ và nhạy cảm, nên trong quá trình hoạt động, chúng tôi luôn nỗ lực, cố gắng học hỏi, nghiên cứu các quy định của pháp luật để hoạt động của mình luôn đảm bảo an toàn pháp lý và giúp ích cho khách hàng.
Đến nay, bằng chính tâm huyết của mình, ban lãnh đạo Văn phòng thám tử VDT với những kỹ năng chuyên nghiệp đã xây dựng, đào tạo thành công một đội ngũ nhân viên trẻ năng động, nhiệt tình, giàu tinh thần trách nhiệm trong công việc. Tiêu chuẩn chúng tôi lựa chọn nhân viên là phải có lý lịch tốt, không có tiền án tiền sự, không gặp phải các vấn đề tiêu cực về tài chính, tiền bạc … và có đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời họ cũng được đào tạo về pháp luật để đảm bảo thu thập các thông tin đúng luật, chính xác và tin cậy cho khách hàng.
Để có được ngày hôm nay, cũng chính là sự đóng góp tích lũy kinh nghiệm với phương trâm hoạt động gắn liền 3 chữ VDT ” Văn hóa ứng xử, Đảm bảo chính xác, Thông tin tuyệt mật” là câu slogan đối với Công ty thám tử VDT. Hành trang qua từng năm tháng từng giai đoạn lịch sử và từng thời kỳ. Thám tử VDT được cơ quan báo chí tuyên truyền là ” Ông trùm thám tử thứ 2 ở Việt Nam ” với bề dày với dịch vụ thám tử chuyên nghiệp, đem lại uy tín cao cho khách hàng.
Nhờ đó, Công ty thám tử VDT đã mang lại niềm tin cho khách hàng trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời, nhờ nguyên tắc bảo mật tuyệt đối thông tin của khách hàng khi đến sử dụng dịch vụ thám tử, nên lượng khách hàng tìm đến Công Ty VDT ngày một nhiều hơn. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, hiện nay Công ty thám tử VDT đã thành lập thêm các chi nhánh tại TP Hồ Chí MInh, thành lập văn phòng đại diện tại TP Đà Nẵng, và văn phòng đại diện tại TP Hải Phòng.
P/V : Mỗi Năm Dịch vụ Thám tử VDT tiếp nhận khoảng bao nhiêu yêu cầu cung cấp thông tin ? trong số đó các đề nghị cung cấp các thông tin có liên quan đến bí mật đời tư, bí mật kinh doanh … hoặc để nhằm phục vụ cho các ý đồ cạnh tranh không lành mạnh không ?
Thám tử VDT : Trung bình mỗi năm công ty thám tử VDT chúng tôi tiếp nhận khoảng 1500 yêu cầu của khách hàng và hàng ngàn lượt tư vấn miễn phí.
Các lĩnh vực khách hàng yêu cầu chủ yếu là cung cấp thông tin về các quan hệ liên quan đến hôn nhân gia đình như tìm hiểu vợ/chồng có dấu hiệu ngoại tình, giải quyết các vấn đề phát sinh trong hôn nhân chiếm khoảng 30%, các yêu cầu liên quan tới trẻ em, tìm trẻ lạc, giám sát trẻ vị thành niên khoảng 20%, yêu cầu giám định huyết thống, giám định ADN khoảng 20%. Ngoài ra các lĩnh vực khác như kinh tế, giám sát thị trường, tìm hiểu về hàng giả, hàng nhái, nạn trộm cắp trong nội bộ … Nhìn chung, lĩnh vực nào công ty chúng tôi cũng đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.
Trong số đó, cũng không ít khách hàng có những yêu cầu cung cấp thông tin có thể nhằm phục vụ cho ý đồ xấu. Chúng tôi luôn tâm niệm phải hoạt động đúng quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo đạo đức, nên gặp những trường hợp này chúng tôi luôn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định có ký hợp đồng dịch vụ hay không. Nếu biết được yêu cầu đó rõ ràng là phục vụ cho ý đồ xấu thì chúng tôi khéo lép từ chối.
P/V : Hiện vẫn có nhiều quan niệm trái chiều về hoạt động cung cấp thông tin dân sự mà người dân gọi là thám tử tư. Ông cho rằng pháp luật nên ghi nhận vấn đề này như thế nào ?
Thám tử VDT : Nhu cầu tìm hiểu thông tin ( theo giới hạn pháp luật cho phép như cha mẹ tìm hiểu về con cái, vợ chồng tìm hiểu về các mối quan hệ của nhau, doanh nghiệp tìm hiểu kẻ làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm của mình … ) là nhu cầu chính đáng, nhưng người dân, doanh nghiệp không dễ tự tìm hiểu được, và dịch vụ cung cấp thông tin ra đời như một đòi hỏi thực tế.
Từ thực tiễn hành nghề, tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần tiến hành khảo sát nhu cầu của người dân, để tìm hiểu xem khi cần biết thông tin nào đó, người dân có nhờ đến dịch vụ thám tử không, từ đó sẽ cho cơ sở có cần thiết công nhận thám tử là một nghề hay không. 12 năm một chặng đường không phải dài nhưng cũng là một khoảng thời gian đủ cho thấy dịch vụ cung cấp thông tin của công ty thám tử VDT thật sự cần thiết cho đời sống xã hội. Trong thời gian tới, tôi cho rằng, khi hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn thì nên công nhận thám tử là một nghề có điều kiện để đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân.
Sự trăn trở lớn mà Ban lãnh đạo công ty thám tử VDT đang cố gắng giải quyết các công việc của người dân, thay vì một số cơ quan chức năng không thể giải quyết và xử lý, thì vai trò của thám tử sẽ đảm nhiệm. Rất nhiều cơ quan ban ngành, báo chí đã viết về thám tử ” lề trái có, lề phải có “. Với nguyện vọng của Công ty thám tử VDT nói riêng cũng như các thám tử nói chung, mong muốn chính sách của đảng và Nhà nước thay đổi mở rộng cho lới lỏng cho hoạt động thám tử theo phương diện chính quy, Dịch vụ thám tử thực tế đã đóng góp rất nhiều công sức trong công tác hoạt động của nghề, giải quyết tình trạng lao dộng dôi dư, đóng góp nghĩa vụ cho cơ quan nhà nước. Vai trò của thám tử tư gánh đỡ phần nào trong các thủ tục về dân sự, trong các hoạt động tố tụng pháp luật Việt nam.
Nói như thế không có nghĩa là cho phép thám tử được hoạt động cung cấp thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà chỉ một số lĩnh vực nhất định như dân sự, kinh tế. Đồng thời, phải có hành lang pháp lý riêng, yêu cầu về bảo mật sử dụng thông tin như thế nào, được sử dụng biện pháp nghiệp vụ gì để thu thập thông tin … Tôi cho rằng, việc thừa nhận nghề này sẽ giúp người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng dịch vụ cung cấp thông tin tốt hơn.
P/V : Xin cảm ơn ông