Ngày 9/3 A bắt đầu vào địa phận thành phố Thanh Hóa. Thời tiết mấy ngày hôm nay tương đối thuận lợi cho hành trình của A. Tuy nhiên A vẫn giữ tốc độ 20km/h mà vẫn không tăng tốc. Thỉnh thoảng A nghỉ chân dọc đường, chăm chú xem bản đồ để căn quãng đường đi, bố trí thời gian ngủ nghỉ cho hợp lý. Hai thám tử chú ý trong suốt quãng đường bí mật theo chân đối tượng từ Phủ Lý, A không có dấu hiệu mệt mỏi, nao núng, đặc biệt cậu không hề gọi hay nhận bất cứ cuộc điện thoại nào. Phải mất một ngày ròng rã đạp xe A mới ra khỏi địa phận Thanh Hóa.
Sáng ngày 10/3, A vào tới đất Nghệ An. Thời tiết vẫn rất đẹp nên A tranh thủ đạp xe nhanh hơn, tăng tốc lên 25km/h, Khi vào đến địa phận thành phố Vinh, A có vẻ thích thú trước cảnh sắc nơi đây nên ngoài thời gian ngủ nghỉ tại khách sạn A dành nhiều thời gian thăm thú thành phố.
Tuy nhiên sang ngày 11/3 thì một bất ngờ đến với hai thám tử. Ngay từ sáng sớm, họ đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để cùng A tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng chờ mãi đến 9 giờ vẫn chưa thấy A xuất phát, cửa phòng khách sạn nơi A đang nghỉ đóng cửa im ỉm. Liệu có khả năng A đã đi mà họ không biết? Nhận định này ngay lập tức bị thám tử Thảo loại bỏ vì suốt đêm họ đã thay phiên nhau theo dõi mọi động tĩnh của A và không hề thấy A rời phòng đi đâu. Để xác minh thám tử Thắng đến phòng lễ tân khách sạn HPec và được thông báo A vẫn chưa rời phòng. Như vậy khả năng A bị kiệt sức sau 3 ngày đạp xe lien tục.
Chờ mãi đến 12h30, hai thám tử mới thấy A rời phòng. Quả nhiên A có vẻ mệt mỏi nhưng quá kiệt sức thì không. Có lẽ đây là lý do khiến A không giữ được tốc độ đi bình thường của cậu. Cậu không ăn trưa ở khách sạn mà đi bộ ra ngoài tìm quán ăn nhỏ dùng bữa. Hai thám tử đưa ra phán đoán A sẽ xuất phát sau khi ăn trưa xong. Tuy nhiên sau khi ăn trưa xong A về phòng và ở hẳn trong đó không ra ngoài. Đến 17h30 A lại ra khỏi phòng tìm quán ăn tối rồi về phòng đóng cửa im ỉm, không đi đâu cho đến hết đêm hôm ấy. Rõ ràng sức khỏe của A đang có vấn đề, hay cậu cảm thấy không thể tiếp tục được cuộc hành trình của mình? Mọi nhận định về những khả năng có thể xảy ra được thám tử Thắng và Thảo bàn bạc kỹ lưỡng. Họ báo cáo về Công ty và nhận được chỉ thị nếu như A không đủ sức khỏe để lên đường tiếp thì có thể bí mật giúp đỡ A có thể trở ra Hà Nội.
Dắt xe vượt đèo …
9h sáng 12/3, A vẫn chưa rời khỏi phòng. Thám tử Thắng cho rằng cuộc hành trình vào Nam bằng xe đạp của A không thể thực hiện nổi và có khả năng sẽ kết thúc ở đây.
Tuy nhiên đến 10h thì A bất ngờ lên đường, có vẻ như cậu đã lấy lại sức khỏe để tiếp tục cuộc hành trình của mình. Sự hăng hái đầy hưng phấn của A khiến hai thám tử cảm thấy nhẹ nhõm. Như vậy nhận định A sẽ chấm dứt kế hoạch đạp xe xuyên Việt đã được loại trừ. Sauk hi dừng lại ở Quãng trường Hồ Chí Minh (trung tâm thành phố Vinh) để chụp ảnh lưu niệm, A qua cầu Bến Thủy và hướng thẳng đến Hà Tĩnh.
Vẫn như những ngày đầu A vẫn giữ tốc độ là 20km/h. Đến 17h30 phút, A vào đến thị trấn Kỳ Anh tìm thuê khách sạn để nghỉ chân. Một điều khiến hai thám tử khâm phục ở A là cậu rất đúng giờ tìm chổ nghỉ chân sau một ngày đạp xe. Ngày nào cũng như ngày nào,cứ đúng 17h30 là A tìm khách sạn để dừng chân. Sau khi ăn tối và tắm rửa xong, bao giờ A cũng nhanh chóng về phòng nghỉ sớm, tuyệt đối không ra ngoài tham gia các trò ăn chơi thái quá.
Ngày 13/3, A bắt đầu đi vào địa phận Quãng Bình. Đây là quãng đường tương đối khó khăn với A vì đèo dốc hơi nhiều. Có những quãng đường đèo dốc, A hầu như không còn đủ sức khỏe để ngồi lên xe đạp. Cậu xuống xe dắt bộ vượt đèo dốc hàng chục cây.Một khó khăn nữa cho A và các thám tử là thời tiết không được thuận lợi. Nhìn A gò lưng đẩy xe trong mưa, thám tử Thắng không khỏi ái ngại.
Cứ tình hình này thì có lẽ quãng đường sắp tới A không đủ sức khỏe để đi tiếp cũng nên. Đèo dốc,trời mưa, đường lại vắng, nhiều lần thám tử Thảo đã có ý định ra giúp đỡ A vượt đèo. Tuy nhiên A không hề tỏ ra nao núng trước khó khăn mình đang gặp phải, cậu vẫn cần mẫn dắt xe vượt đèo vượt dốc mà không có ý định dừng lại bắt xe khách đi nhờ.
Đến chiều một bất ngờ khác lại đến, xe đạp của A bỗng nhiên bị hỏng. Đường vắng không hề có lấy một quán sửa xe nào. Một thoáng phân vân hiện rõ trên khuôn mặt A có vẻ như việc xe hỏng đã tác động mạnh đến cậu. Ngồi bệt xuống vệ đường nghỉ sức, sau đó A bắt đầu xem xét lại tình trạng hỏng của xe rồi quyết định…vác xe lên vai đi tiếp. Cũng may vác được một đoạn tương đối thì A nhìn thấy một quán cóc sửa xe đạp bên đường.
Hai ngày ở thành phố Huế mộng mơ…
Phải mất ngày 14-15/3 A mới vượt qua được Quãng Bình, Quãng Trị để vào địa phận Thừa Thiên Huế. Có vẻ như xứ Huế mộng mơ đã thật sự lôi cuốn A. Sau khi tìm thuê phòng tại khách sạn Gold ở trung tâm thành phố Huế, A quyết định dừng chân tại đây hai ngày. Cậu đạp xe thăm thú cảnh sắc, chụp ảnh lưu niệm khắp nơi. Tinh thần có vẻ phấn chấn thoải mái. Tuy nhiên dù về đêm Huế đẹp lung linh cuốn hút lạ kỳ nhưng A vẫn giữ thói quen của mình : đi ngủ sớm, không ra ngoài, giữ sức để ngày mai tiếp tục cuộc hành trình. Quy tắc cùng với nghị lực phi thường của A khiến thám tử Thảo và Thắng không khỏi khâm phục.
Đà Nẵng : ngày đạp xe, đêm ngủ phòng 200USD.
Ngày 18/3 A rời Huế tiếp tục cuộc hành trình. Xác định quãng đường này lại tiếp tục có nhiều đèo dốc nên A xuất phát khá sớm.
8h, A trả phòng và rời khách sạn hướng thẳng đến Đà Nẵng. Thời tiết hôm nay tương đối nắng nên tốc độ đi của A có vẻ giảm hơn trước. Cần mẫn đạp xe trên đoạn đường bằng, lần lượt dắt xe vượt đèo Phước Tượng A, đèo Phú Gia…Những lúc mệt quá A dừng lại ven đường nghỉ chừng một tiếng rồi lại tiếp tục cuộc hành trình. Đến chiều thì A bắt đầu qua hầm Hải Vân để vào Đà Nẵng.
17h30, theo thông lệ A tìm nhà khách để nghỉ qua đêm. Nếu như những A thường tìm những khách sạn hạng trung hoặc nhà nghỉ bình dân để dừng chân thì lần này A lại vào khu nghỉ dưỡng cao cấp bên cạnh bờ biển để thuê phòng. Các thám tử không khỏi bất ngờ khi thấy A quyết định chọn phòng nghỉ vơi giá 200USD/đêm. Thám tử Thắng nói đùa : “Ngày đạp xe, đêm ngủ phòng 200USD cũng bỏ công. Có vẻ cu cậu đang nâng dần lên mức hưởng thụ của mình.
( còn nữa) xem thêm kỳ III